Tin tức & Sự kiện

Sự thay da đổi thịt của BĐS phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh
admin - 2020-06-15 14:07:26 - custom.view 1132

Tại TP.HCM, dân cư ngày càng có xu hướng dịch chuyển về các quận, huyện lân cận. Đây cũng là nguyên nhân hình thành nhiều khu dân cư và kéo theo sự phát triển chung của toàn thành phố.

Tình hình dân số và tốc độ đô thị hóa: động cơ thúc đẩy thị trường BĐS phát triển

Mới đây, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã công bố kết quả sơ bộ về việc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Theo đó, tổng số dân Việt Nam đến tháng 4/2019 là 96,2 triệu người, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam hiện nay là 290 người/km2, xếp hạng cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội (2.398 người/km2) và TP.HCM (4.363người/km2).

Tại TP.HCM, theo số liệu của UBND cho biết, tính đến thời điểm ngày 23/01/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018. Như vậy, trong thời kỳ 10 năm, từ năm 2009 - 2019, tốc độ tăng dân số bình quân của TP.HCM là 2,15%/năm. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mô nhỏ ở thành phố.

"TP.HCM là đô thị đặc biệt, với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân, phát triển theo mô hình tập trung đa cực, là cửa ngõ, đầu mối giao thương của cả nước và quốc tế. Mục tiêu phấn đấu của thành phố đến năm 2030 sẽ đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 80 - 90%, tương đương với các nước phát triển" - Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, nhận định.

Mới đây, ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, trung bình mỗi năm có 1 triệu người chuyển từ khu vực nông thôn sang các khu đô thị, thị trường bất động sản về trung và dài hạn sẽ rất tốt, tốc độ đô thị hóa còn độ mở rất lớn và tâm lý chung của người dân vẫn thích tích góp để mua nhà.

Việt Nam cũng là quốc gia có sự gia tăng nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị hàng đầu trong khu vực, điều này dự báo nguy cơ tiếp tục thiếu nguồn cung vào thời điểm cuối năm 2019 và trong trung hạn (2020 - 2022). Một thống kê khác cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019 vừa qua, ở một số phân khúc đã ghi nhận sự sụt giảm về nguồn cung.

Tình hình thị trường BĐS nhà ở tại TP.HCM

Mới đây, ông Troy Griffiths - Phó Tổng Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết, nguồn cung cho các phân khúc căn hộ, căn hộ dịch vụ, biệt thự, nhà liền kề và đất nền đang còn hạn chế mở bán các sản phẩm mới, tuy nhiên tần suất tiêu thụ vẫn duy trì ổn định và có nhiều cải thiện so với thời gian trước.

Liên quan đến phân khúc căn hộ, nguồn cung sơ cấp trong quý 2 được cải thiện hơn với 13.000 căn, giảm 3% theo quý và 49% theo năm. Trong đó, có 20 dự án cung cấp ra thị trường với hơn 6.500 căn hộ. Tổng số căn đã bán đạt hơn 8.200 căn, tăng 18% theo quý và giảm 42% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 64%. Đến năm 2021, thị trường sẽ đón nhận hơn 160.000 căn từ 95 dự án tại phân khúc căn hộ, trong đó hơn 40.000 căn dự kiến mở bán vào cuối năm 2019.